Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị

bởi Chuyên Làm Đẹp
367 views

Nắng nóng đổ lửa đã lấy mất đi làn da trắng trẻo, hồng hào ngày nào của bạn, thay vào đó là một làn da rám nắng không bắt mắt. Không thể tiếp tục nhìn da dẻ của mình bị “tàn phá” như thế, bạn phải làm gì để đối mặt với làn da bị rám nắng? Hãy bình tĩnh, Chuyên Làm Đẹp sẽ cung cấp cho các bạn một bài viết với đủ các thông tin từ A đến Z về vấn để này để bạn phòng tránh cũng như cấp bách cải thiện làn da của mình nhé!

1. Rám rắng là gì? Làn da rám nắng là như thế nào?

Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị - Chuyenlamdep

Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị – Chuyenlamdep

Rám nắng là hiện tượng da bị đen sạm đi, được tạo do việc da tiếp xúc nhiều và lâu dưới tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Rám nắng tiếng anh là “tanning skin” hay còn gọi là “brown skin”.

Theo khoa học mà nói, làn da rám nắng là khi chính nó đang tự bảo vệ mình dưới tác động xấu của tia cực tím. Song, hiện tượng này cũng có nhiều mức khác nhau nhưng không phải mức độ nào cũng tốt cho da của bạn.

2. Các vùng dễ bị rám nắng

Da bạn nếu không được bảo vệ thường xuyên sẽ trở nên yếu ớt và dễ dàng bị những tác nhân xấu ngoài môi trường ảnh hưởng, đặc biệt là ánh nắng mặt trời vào những ngày hè. Da sau khi cháy nắng sẽ có tình trạng ửng đỏ, sưng tấy, nóng rát và gây rít rát khó chịu và bạn sẽ nhanh chóng bị rám da.

Những vùng da không được che chắn kỹ lưỡng, lộ ra bên ngoài như: mặt, cổ, vùng mắt, tay, chân, lưng, vai, nhất là đối với những ai thường xuyên đi biển chắc chắn sẽ luôn bị ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào. Tắm biển quá lâu hay không che chắn cẩn thận khi làm việc liên tục dưới nắng chói chang thì những bộ phận được nói đến trên cơ thể bạn không thể nào tránh khỏi tình trạng này.

3. Dấu hiệu khi bị rám nắng

Những dấu hiệu nổi bật nhất bao gồm:

  • Da ửng hồng lên hoặc đỏ.
  • Cảm nhận được làn da ấm hoặc nóng khi sờ vào.
  • Đau rát.
  • Sưng tấy.
  • Xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti trên da.
  • Rộp một phần nhỏ/lớn trên cơ thể.

4. Nguyên nhân cháy nắng

Lý do đầu tiên và rõ ràng nhất cho việc này chính là tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều, hay còn gọi là tia UV. Khi da thường xuyên tiếp xúc với tia UV, chúng sẽ tăng cường sản xuất melanin – đây là hắc sắc tố trong các lớp biểu bì quyết định màu sắc của da. Tia cực tím sẽ bào mòn, làm cho da chúng ta mỏng dần, dẫn đến bỏng, đau rát, sưng đỏ.

Bên cạnh đó, tia UVB cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây cháy nắng. Theo nghiên cứu thì tia UVB chỉ tốt cho cơ thể nếu phơi nắng vào sáng sớm. Bắt đầu từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều là thời điểm ánh mặt trời thiêu đốt khiến tia UVB gây ảnh hưởng xấu lên bề mặt da khiến cho da bị cháy nắng, đen sạm và có nguy cơ gây ung thư da.

Không những thế, tia UVA cũng góp phần là tác nhân xấu cho da nếu như thường xuyên chiếu trực tiếp vào bề mặt da ở bất kì vùng nào trên cơ thể đều có khả năng ăn sâu tận vào bên trong lớp hạ bì làm phá hủy các sợi collagen.

5. Các phương pháp chữa trị rám nắng

Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị - Chuyenlamdep

Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị – Chuyenlamdep

Nếu da có những dấu hiệu như bên dưới, bạn hãy ngay lập tức áp dụng những phương pháp sau để làm dịu vùng da bị cháy nắng càng sớm càng tốt:

  • #Nhanh chóng làm mát da

Có rất nhiều cách để làm dịu làn da bị cháy nắng như sử dụng khăn lạnh, khăn ướt, gạc ẩm hoặc đá được bọc trong một chiếc khăn, xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng để giúp da có cảm giác mát hơn, cân bằng nhiệt độ cho vùng da bị cháy nắng. Tuy nhiên, tuyệt đối không được để trực tiếp đá lạnh hoặc khăn quá lạnh (khăn để trong tủ đá) lên da vì điều này có thể khiến da trở nên tồi tệ hơn.

Nên để da có thời gian làm quen với đá và khăn lạnh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bạn làm điều này từ 10 -15 phút hoặc có thể trong vài giờ. Hãy làm điều tương tự này để dịu cơn đau rát, sau đó giữ một lớp nước mỏng trên da rồi bôi một loại kem dưỡng ẩm nếu như bạn bị cháy nắng toàn thân.

  • #Bổ sung thật nhiều nước

Khi bị cháy nắng đồng nghĩa với việc da đã mất đi một lượng nước rất nhiều, vậy nên sau khi đã làm mát da bề mặt, bạn hãy uống thật nhiều nước trở lại để bù đắp cho cơ thể. Nước đóng vai trò cốt yếu để bạn có một làn da khỏe mạnh từ bên trong, nhất là sau khi cháy nắng cần phải uống nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi làn da như ban đầu.

Nếu thấy da có tình trạng bong tróc, hãy cố gắng uống từ 8 – 10 ly nước lọc mỗi ngày. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều sự lựa chọn khác như nước ép chứa nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…

  • #Thoa kem dưỡng ẩm

Làn da bị cháy nắng chắc chắn sẽ rất đau rát, bong tróc nên cần những thành phần như lô hội, bạc hà, long não hoặc đậu nành để làm dịu lại tình trạng này.

Tuyệt đối tránh những thành phần có trong kem dưỡng là petroleum, benzocaine, lidocaine vì chúng có thể khiến da có cảm giác nóng hơn hoặc gây kích ứng. Ngay cả việc thoa kem cũng hãy nhẹ nhàng vì có thể làm vỡ các phần da rộp, làm tình hình tệ hơn. Khi xuất hiện tình trạng rộp da có nghĩa là bạn đã bị cháy nắng ở cấp độ hai. Tuy nhiên, hãy để chúng tự lành, đừng can thiệp gì quá nhiều để tránh bị nhiễm khuẩn.

  • #Che chắn da trong thời kỳ phục hồi

Cháy nắng là một trong những dấu hiệu của da đang tổn thương. Thế nên, khi ra ngoài các bạn càng cần bảo vệ da kỹ lưỡng hơn bằng cách sử dụng quần áo che chắn vùng da bị ảnh hưởng, mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành. Đừng bao giờ quên bôi kem chống nắng trước 30 phút khi ra đường nhé, kể cả trời nhiều mây mù.

Đừng nghĩ rằng chỉ cần bôi kem chống nắng ở vùng mặt thôi là đủ. Các tia độc hại trong ánh nắng mặt trời có khả năng xuyên qua mây và chiếu vào môi, bàn tay, tai, gáy. Vậy nên, chúng ta cần chọn mua sản phẩm kem chống nắng có chỉ số từ 15 đến 30 là tốt nhất. Trong đó, sản phẩm có chỉ số SPF 15 bảo vệ khoảng 94% tia độc hại, còn SPF 30 ngăn chặn tối đa lên mức 97%.

Lời khuyên cho các bạn rằng hãy tìm loại có chứa thành phần oxit kẽm, titanium dioxide, avobenzone và thoa lại kem khi đi bơi hoặc đổ nhiều mồ hôi.

6. Cháy nắng bôi gì là tốt nhất?

Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị - Chuyenlamdep

Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị – Chuyenlamdep

  • #Rửa mặt bằng nước lá trà xanh

Trà xanh giàu chất catechin và flavonoid có thể khôi phục lại sức sống cho làn da tổn thương của bạn. Hai chất này có tác dụng xoa dịu cảm giác nóng rát do cháy nắng và giúp khôi phục các tế bào bị tổn thương, phồng rộp, đen sạm hiệu quả.

Rất đơn giản, chỉ cần nấu nước lá trà xanh sau đó thoa lên da mặt tầm 5 – 10 phút. Kiên trì thực hiện 2 lần / 1 ngày để làn da nhanh chóng hồi phục.

  • #Thoa mật ong

Rất nhiều người dùng mật ong trong việc phục hồi làn da bị tổn thương do cháy nắng. Bạn có thể dùng mật ong thoa trực tiếp lên da hoặc pha chúng với một ít sữa tươi không đường lạnh rồi dùng bông tẩy trang thấm hỗn hợp lên mặt. Lập tức mật ong sẽ làm dịu mát và phục hồi da bạn.

  • #Làm dịu da với sữa chua

Trước giờ chúng ta chỉ biết đến sữa chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa. Nhưng thực tế chúng còn có công dụng giúp xua tan cảm giác ngứa rát, khiến da mát lạnh, hết mẩn đỏ, không những thế còn trị được phần da đen rám do nắng. Sau khi rửa mặt thật sạch, bôi sữa chua không đường lên da trong vòng 5 – 10 phút rồi rửa sạch và thấm khô da.

  • #Đắp lòng trắng trứng gà

Ngoài những cách trên thì lòng trắng trứng gà cũng rất hiệu quả khi làm dịu và phục hồi da cháy nắng. Các bạn lấy 1 trứng gà ta, tách lấy lòng trắng, sau đó dùng bông gòn hoặc bông tẩy trang thấm dung dịch lên da mặt, khoảng 10-15 phút rửa mặt lại thật sạch.

  • #Bôi gel nha đam

Người ta vẫn thường ví von nha đam như một loại thần dược giúp chăm sóc, nuôi dưỡng và làm dịu mát làn da. Nhờ khả năng kích thích tế bào da tái tạo, cung cấp độ ẩm, chống lão hóa, trị bỏng… nên chúng làm xoa dịu và đưa làn da cháy nắng trở về trạng thái ban đầu.

Cách dùng rất đơn giản: bạn chỉ cần lấy 1 nhánh nha đam nhỏ, cắt bỏ phần vỏ cạo lấy lớp gel bên trong hoặc cắt phần thịt nha đam thành nhiều miếng mỏng đắp lên da, sau 15 phút hãy rửa lại da thật sạch.

  • #Làm mát da với dưa chuột

Thông thường các chị em phụ nữ hay dùng dưa chuột làm mặt nạ. Hơn thế nữa, chúng còn được sử dụng để đắp lên vùng da bị cháy nắng là cách giúp cho làn da nhanh chóng được mát dịu nhờ những loại vitamin, những dưỡng chất có trong dưa chuột.

  • #Đắp mặt nạ cà chua

Thói quen ăn cà chua thật sự rất tốt cho sức khỏe, nay được biết nó còn rất hiệu quả với da, đặc biệt trong việc phục hồi da cháy nắng. Chúng ta có 2 cách, một là cắt cà chua thành lát mỏng đắp lên vùng bị cháy nắng hoặc xay cà chua thành nước ép rồi thoa lên da.

  • #Mặt nạ khoai tây

Nhờ vào axit pantothenic và các vitamin A, C, nhóm B trong khoai tây mà loại củ này có thể làm dịu da cháy nắng và bật các vùng da đen sạm, cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng da mềm mại, thúc đẩy quá trình tái tạo da.

Chúng ta cho khoai tây đã hấp chín vào nghiền nhuyễn, trộn với một lượng sữa tươi không đường thích hợp. Tiếp đó thoa hỗn hợp lên da mặt đã rửa sạch, khoảng 15 phút rửa lại mặt thật sạch với nước lạnh.

  • #Sử dụng giấm làm dịu làn da

Khi nắng gắt làm da bạn khô rát khó chịu, hãy pha vài giọt giấm trắng vào nước mát hoặc dùng giấm táo vỗ nhẹ lên vùng da đang bị tổn thương, hoặc cho vào chai xịt rồi phun trực tiếp lên vùng da đó.

  • #Bột yến mạch

Rất nhiều người dùng bột yến mạch để chữa cháy nắng với 2 cách phổ biến như sau:

  • Cách 1: cho 2 chén bột yến mạch vào một bồn tắm nước lạnh, ngâm ít nhất 30 phút, chờ hỗn hợp khô rồi thoa lên da. Sau đó tắm lại thật sạch bằng nước mát.
  • Cách 2: trộn lòng trắng trứng sống với bột yến mạch và thoa lên các vùng da bị cháy nắng. Đợi hỗn hợp khô. Rửa lại thật sạch tương tự như cách 1.
  • #Tinh bột ngô

Hòa tan một cốc bột bắp chung với nước ấm và ngâm mình trong hỗn hợp đó 30 phút. Hoặc dùng nửa chén bột bắp và một nửa cốc baking soda (hoặc trộn bột bắp với nước) cho sền sệt rồi đắp lên vùng bị cháy nắng và để khô. Đơn giản nhất chính là bạn pha một ít bột ngô vào nước lạnh, cho vào bình xịt và phun lên các khu vực bị cháy nắng.

7. Các biến chứng khi da bị rám nắng

Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị - Chuyenlamdep

Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị – Chuyenlamdep

Cường độ ánh nắng mặt trời chiếu vào khiến da bị cháy nắng làm tăng nguy cơ biến chứng nhất định về các bệnh liên quan đến da như: nhiễm trùng, lão hóa sớm và ung thư da.

  • #Nhiễm trùng

Khi các mụn nước trên da bị vỡ là cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Lập tức đến bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu sau của nhiễm vi khuẩn: đau, đỏ, sưng hoặc chảy dịch.

  • #Cháy nắng

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời thường xuyên chiếu trực tiếp lên da sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Những thay đổi của da trong trường hợp này được gọi là cháy nắng. Da chúng ta sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Các mô liên kết bị suy yếu, làm giảm sức mạnh và độ đàn hồi của da.
  • Da mỏng và trông mờ hơn.
  • Xuất hiện nhiều nếp nhăn sâu hơn.
  • Làn da không còn mịn màng mà trở nên thô ráp.
  • Đỏ tĩnh mạch trên mũi, má và tai.
  • Các đốm tàn nhang lộ rõ, chủ yếu trên mặt và vai.
  • Tổn thương lớn màu nâu (macules) trên các vùng mặt, mu bàn tay, cánh tay, ngực và lưng trên.
  • Tổn thương lớn màu trắng ở cẳng chân và cánh tay.
  • #Dày sừng quang hóa

Hiện tượng này còn được gọi là dày sừng năng lượng mặt trời. Chúng xuất hiện ở những vùng có vảy khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Rõ ràng nhất là trên các mặt tai, cánh tay dưới và mu của bàn tay của người da trắng, da đã bị hư hỏng bởi ánh nắng mặt trời. Các biểu hiện màu sắc khác nhau từ trắng, hồng hoặc màu da nâu đến màu đen. Nghiêm trọng hơn dày sừng quang hóa chính là triệu chứng của tiền ung thư da nếu không lập tức chữa trị.

  • #Ung thư da

Sức tàn phá của ánh nắng mặt trời ghê gớm đến nỗi nếu có thể làm da bị cháy nắng thì cũng gây thiệt hại cho DNA của tế bào da. Đây là nguyên nhân dẫn đến ung thư da. Những vùng da thường xuyên “hứng chịu” ánh nắng trực tiếp từ mặt trời bao gồm cả da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay, và trên chân ở phụ nữ đều có nguy cơ dẫn đến ung thư rất cao.

Có một số loại ung thư mà biểu hiện của nó chỉ là một điểm đau chảy máu, tự cải thiện và sau đó trở lại. Trong trường hợp khối u ác tính, nốt ruồi hiện tại có thể thay đổi hoặc phát triển theo hướng đáng ngờ. Đối với các u ác tính thường xuyên tiếp xúc lâu dài dưới ánh mặt trời sẽ là những điểm mầu phẳng và mở rộng, được gọi là maligna lentigo.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy sự tăng trưởng da mới, thay đổi khó chịu trên da, một thay đổi xuất hiện, kết cấu của một nốt ruồi, hoặc đau không thể chữa lành.

  • #Thiệt hại mắt

Ánh sáng mặt trời có thể đốt cháy đôi mắt. Tia UV phát ra gây tổn thương võng mạc – lớp mỏng của mô thành phía sau bên trong nhãn cầu. Ngoài ra, bỏng mắt có khả năng làm hỏng ống kính – một cấu trúc trong mắt thay đổi hình dạng để giúp các đối tượng tập trung. Về lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ đục thủy tinh thể.

8. Cháy nắng có hết không?

Các vết cháy nắng sẽ dần biến mất sau một khoảng thời gian nhất định, ngắn hay dài còn tùy vào chế độ chăm sóc và cơ địa phục hồi của từng người. Bên cạnh đó hãy kết hợp thực hiện các cách điều trị theo mức độ cháy nắng của da bạn để nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất.

9. Cháy nắng làm sao để trắng lại?

Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị - Chuyenlamdep

Rám nắng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp chữa trị – Chuyenlamdep

Làn da trắng hồng của bạn sau khi “ăn” nắng quá lâu giờ đây đã xuống màu trầm trọng. Tuy rằng da có cơ chế tự chữa lành được các vết cháy nắng nhưng có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian.

  • Nếu chỉ cháy nắng ở cấp độ nhẹ, sau 2 đến 3 tuần màu sắc da bạn sẽ trở lại bình thường.
  • Nhưng ở cấp độ nặng đến nghiêm trọng, quá trình tái tạo lại sắc tố có thể kéo dài đến hơn 1 năm và trường hợp xấu nhất là không bao giờ lấy lại được màu da ban đầu được nữa.

Lúc ấy, chúng ta chỉ có thể hỗ trợ tăng tốc độ hồi phục của da bằng cách dùng thêm kem dưỡng trắng và kem trị rám nắng.

10. Cháy nắng bao lâu thì hết?

Tùy thuộc vào mức độ rám nắng của làn da bạn mà quyết định thời gian cần có để phục hồi. Nếu như da bạn chỉ ở mức độ nhẹ thì tình trạng rám nắng này chỉ kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày sẽ tự hết. Nhưng nếu tình trạng nhiều hơn thì khoảng vài tuần mới có thể ổn định được lại da như ban đầu. Trường hợp xấu nhất là cháy da mức độ quá nặng thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ điều trị để tránh những diễn biến xấu hơn có thể diễn ra.

11. Cháy nắng có nguy hiểm không?

Trong quá trình chờ đợi để làn da phục hồi và trở lại bình thường thì chúng đang thật sự nhạy cảm, do vậy trong khoảng thời gian này hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.

Cháy nắng sẽ không quá nguy hiểm nếu chúng ta biết tình trạng mình đang như thế nào và thực hiện đúng những phương pháp. Đây cũng là thời điểm các vết rộp sẽ xẹp dần, lớp da cũ sẽ bong ra và cho ra lớp biểu bì mới. Lúc này, nếu không bảo vệ cẩn thận hơn thì ngoài việc bỏng nắng lại, da bạn còn có nguy cơ thâm sạm, nám, nhanh lão hóa mà còn gia tăng tỉ lệ mắc ung thư da.

Hè đến là những buổi hẹn dã ngoại, đi bơi hay đi du lịch cùng với gia đình bạn bè. Đây là thời gian tuyệt vời nhất để bạn tha hồ bung thỏa, diện những bộ cánh “hở hang” một tí như bikini để khoe đường cong gợi cảm. Tuy nhiên, những phần da bị hở sẽ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào. Sau những buổi đi chơi này làn da của chúng ta trở nên đen sạm, khô ráp thậm chí có thể bị tổn thương nặng nề do rám nắng.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho mọi người những kiến thức về rám nắng và những phương pháp hữu ích để trị khỏi tình trạng này.

Nguồn https://chuyenlamdep.net

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Để lại bình luận

Chuyenlamdep là cổng thông tin chuyên cung cấp kiến thức làm đẹp, chăm sóc da, các kiểu trang điểm, những xu hướng, hot trend mới nhất dành cho các tín đồ say mê cái đẹp.